Món ăn vạn người mê!
Nền ẩm thực châu Á nổi tiếng với các món nước, như món mỳ ramen và sốt miso Nhật Bản, các món từ sốt tom yum của Thái. Phở Việt Nam được ca ngợi bởi sự tinh tế và nước dùng đậm đà, chính vậy nên có thể thưởng thức Phở bất kỳ thời gian nào trong ngày.
Tuy vẫn còn tranh cãi về nguồn gốc của phở, Phở được nhiều tài liệu cho là xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19. Một số người cho rằng Phở là món ăn ‘phan’ của Quảng Đông, một món mỳ nước được dân nhập cư người Hoa bán rộng rãi trên các đường phố Hà Nội; một số khác cho rằng Phở là món cải tiến của món ‘pot-au-feu’ (súp hầm thịt bò) của người Pháp.
Mặc dù vậy, phở vẫn là món ăn mang màu sắc riêng, với nước dùng đậm đà được ninh từ xương bò và xương gà trong nhiều giờ, thêm hương vị của hoa hồi, vỏ quế, gừng và hành tím nướng.
Thường sẽ có 2 lựa chọn phổ biến cho ai yêu thích món ăn này, đó là:
Phở bò hay phở gà?
Nấu theo phong cách Sài Gòn hay Hà Nội?
Phở gà được nấu từ xương gà ninh trong nhiều giờ, tạo nên nước dùng trong, thanh đạm và tinh tế. Món ăn phổ biến hơn là phở bò thì có nhiều lựa chọn hơn bao gồm: thịt bò tái được nhúng qua nước dùng, hoặc thịt bò chín, hoặc thịt bò viên, hoặc nạm gầu, hoặc bò gân.
Nếu bạn muốn một lựa chọn an toàn, tôi khuyên bạn nên gọi món phở bò tái chín với những lát thịt bít tết tái và thịt ức chín, tạo nên sự kết hợp quen thuộc mà vẫn ngon miệng.
Thứ hai là, các quán phở tại Việt Nam thường sẽ cho biết luôn món phở mà họ sẽ phục vụ. Trên biển hiệu có thể đề “Phở Hà Nội” hoặc “Phở Bắc”, nghĩa là họ sẽ phục vụ món phở nấu theo phong cách của miền Bắc với nước dùng trong hơn, ít rau thơm và sợi mì mỏng hơn. Trong khi đó, phở theo phong cách Sài Gòn thì có vị hơi ngọt và bùi hơn.
Bạn có thể tự thêm nếm các gia vị cho hợp khẩu vị. Các gia vị được bày trên bàn ăn thường là xì dầu, hạt tiêu, chanh, nước mắm hoặc ớt tươi.
Các loại rau sống ăn kèm (trong ảnh dưới đây, theo tứ tự từ trái qua phải) bao gồm rau ngổ (ngò ôm), rau mùi tàu, rau húng, giá đỗ và phần trắng của hành lá.
Nếu bạn chưa từng ăn các loại rau thơm này trước đây, hãy ngửi thử một chút trước khi tách lá (loại bỏ phần thân) và thả vào tô phở. Húng quế và rau mùi tàu có mùi thơm nhẹ, trong khi rau mùi ta có thể hơi hăng. Chúng sẽ có mùi dịu hơn khi được thả vào nước dùng nóng.
Bởi sẽ tốn nhiều thời gian để đun nước dùng nên các quán thường sẽ chỉ bán phở bò hoặc phở gà, không bán cả hai. Các nhà hàng có thể mở cửa cả ngày nhưng các quán ăn ven đường thường chỉ phục vụ buổi sáng, nơi bạn chỉ cần kéo một chiếc ghế nhựa và thưởng thức!