Tọa lạc tại Quận 5, giáp ranh với Quận 1, Chợ Lớn đã mang trong mình hơn 200 năm lịch sử, từ những ngày người Hoa nhập cư đến Việt Nam, chủ yếu những người đến từ tỉnh Phúc Kiến. Ban đầu, khu người Hoa là một thị trấn đơn lẻ, tách biệt với thành phố Bến Nghé (nay là trung tâm Sài Gòn). Các xe điện vượt qua 11km đầm lầy giữa hai thị trấn, nối liền khu kinh tế Chợ Lớn với khu hành chính chính trị trung tâm Sài Gòn.
Xa quê hương, những người gốc Hoa tại đây trở thành những thương gia kiệt xuất, thành lập các thương cảng và vận chuyển gạo, hàng hóa từ vùng đồng bằng sông Mekong. Họ sớm kết hôn, lập gia đình với người Việt Nam và Khmer tại đây để trở thành cộng đồng đa sắc tộc với bản sắc văn hóa riêng.
Những người Hoa đến từ cùng một vùng hoặc nói cùng một tiếng địa phương thường sống cùng nhau, thành lập hội quán riêng của họ và cũng có người lãnh đạo điều hành các hội quán. Đến tham quan hội quán Nghĩa Nhuận xinh đẹp (27 Phan Văn Khỏe) để chiêm ngưỡng một ví dụ điển hình về các ngôi nhà vừa là khu sinh hoạt chung của hội quán, vừa là khu thờ tự.
Hãy nhớ nhìn lên trên, bạn sẽ thấy các cuộn hương tròn lớn vẫn đang cháy âm ỉ, treo lơ lửng trên trần nhà kèm những mẩu giấy nhỏ ghi tên người công đức.
Các khu hội quán cũng là nơi truyền lại những câu chuyện về Trung Hoa cổ xưa, những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết được tái hiện sống động trên các hình vẽ và điêu khắc tinh xảo trên tường.
Các hội quán này cũng là nơi lưu trữ và bảo tồn những tác phẩm và công trình nghệ thuật mà người Hoa nhập cư từ xưa đã để lại, một trong số đó là các sản phẩm gốm sứ. Nếu bạn đi tới phía sau hội trường chính của hội quán Nghĩa Nhuận, bạn sẽ thấy một loại gạch men có hoa văn giống tấm thảm có tên là ‘bleu-de Bien-Hoa’ rất phổ biến những năm 1920.
Chợ Lớn là khu phố có đầy đủ tiện ích, bao gồm trường học và bệnh viện riêng. Trên thực tế, đã có thời gian các trường học và bệnh viện tại Chợ Lớn nhiều gấp 3 lần so với Sài Gòn!
Ngay bên cạnh Đền Nhị Phủ (264 Hải Thượng Lãn Ông) là một trong những hội quán của người Phúc Kiến. Bạn sẽ thấy trường THCS Trần Bội Cơ có dòng chữ ‘Ecole de Foukien’ (Trường của người Phúc Kiến) ngay tại cổng.
Cộng đồng người Hoa trở nên thịnh vượng nên các khu hội quán được trang trí lộng lẫy hơn, kết hợp các kiến trúc thời Pháp thuộc. Hãy đi dạo xung quanh và tự khám phá những khu ban công bằng sắt rèn, những đường gờ lạ mắt ẩn hiện phía trên các cửa hàng và trong khu dân cư
Các di tích hội quán này vẫn tiếp tục được truyền lại cho các đời sau sinh sống và bảo tồn.
Đây là một trong những tiệm thuốc bắc của người Hoa vẫn còn kinh doanh cho đến ngày nay. Bạn sẽ thấy các ngăn thuốc và các gói thuốc được sắc riêng từ các thành phần hoàn toàn tự nhiên.
Thậm chí bạn sẽ ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng các nhà dân tại khu này. Đằng sau những giá treo quần áo có thể là những chiếc cầu thang dẫn đến một chiếc mái vòm tuyệt đẹp!
Và đừng quên nhìn xuống chân! Bạn có thể đang đứng trên những viên gạch cổ từ những năm đầu của thế kỷ 20!
Tạm dừng chân với các món ăn hấp dấn như dimsum, mỳ (trộn hoặc nước) và hoành thánh!
Khu người hoa tại Sài Gòn chỉ cách khách sạn Emm Sài Gòn 15 phút đi xe taxi.
Bạn có thể tìm thêm thông tin để tự tham quan khu phố này qua cuốn sách xuất sắc “Khám phá Thành phố Hồ Chí Minh” (có tại hiệu sách Fahasa) của nhà sử học Tim Doling.